Đạp xe giúp bạn rèn luyện sức khỏe đồng thời cũng giúp phần bảo vệ môi trường. Và cũng là cách tuyệt vời để đi làm việc với quãng đường không quá xa, đường bé hay đi du lịch. Vì vậy tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn thì nên chọn xe đạp thể thao phù hợp với mục đích đó.

Mục đích sử dụng xe đạp chính của bạn là gì?

Đầu tiên bạn phải nghĩ xem mình sẽ đạp xe chính ở địa hình nào? Đường nhựa, đường đồi núi hay đi xe đường dài ? Ngân sách mua xe đạp của bạn là bao nhiêu ? Lựa chọn những dòng xe đạp Giant tầm trung hay xe đạp giá rẻ để trải nghiệm. Dưới đây là một số dòng xe đạp cơ bản và công dụng của chúng để bạn có thể nắm được và đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho mình.

Road Bikes

Tốt nhất khi sử dụng: đường nhựa
 Miêu tả: Thông thường trọng lượng nhẹ hơn so với các dòng MTB (xe đạp địa hình) hoặc những chiếc xe đạp thông thường, xe đạp đường trường tốt khi đi trên đường nhựa hoặc đi tập thể dục, đi lại, đường dài, du lịch hoặc đua xe. Chúng rất thích hợp cho những đối tượng khác nhau, từ người mới bắt đầu đi xe cho những người đã đi xe lâu năm. Bánh thường có đường kính cỡ lớn 700mm. Lốp của nó thì ít gai, siêu nhỏ. Trọng lượng xe gần như người ta cấu tạo nhẹ nhất có thể. Nếu đường đẹp, đi với tầng đĩa lớn nhất, tầng líp bé nhất chắc phải đi được 50, 60 km với người bình thường.

Xe đạp đường trường được phân biệt bởi 2 phong cách tay lái cơ bản:

– Tay lái cua: Tối ưu hóa khí động học giúp bạn giảm thiểu sức cản không khí làm tăng hiệu suất truyền động của xe, đây là lựa chọn tốt nếu bạn muốn đi những đoạn đường dài. Ngược lại tư thế ngồi không được thoải mái vì bạn luôn phải chúi người về phía trước.
– Tay lái thẳng: Bạn có thể ngồi thẳng hơn đỡ mỏi hơn khi đạp xe đạp đồng thời tư thế ngồi cao hơn loại tay cua nên cũng dễ quan sát hơn khi tham gia giao thông. Nhược điểm của loại tay lái này so với loại đường trường thông thường là không tối ưu hóa được khí động học do sức cản không khí lớn hơn khi ngồi ở tư thế này. Loại này phù hợp cho các bạn có nhu cầu di chuyển nhiều trong thành phố...

Xe đạp địa hình:

Tốt nhất cho đường đá sỏi, địa hình gập ghềnh, cũng có thể dùng cho đường bộ trong trường hợp thay lốp.
 Miêu tả: Được thiết kế với hệ thống giảm sóc, hệ thống phanh tốt, lốp nhiều gai để giảm thiểu những rung xóc do mặt đường tác động. 

Xe đạp địa hình là lựa chọn tốt cho những người đạp xe trên đường đồi núi nhiều đá sỏi, đường mòn mà vẫn tạo cảm giác thoải mái cho người đạp xe. Tuy nhiên, xe đạp địa hình truyền thống thường thiết kế loại lốp 26 inch, loại này làm giảm hiệu suất khi đạp xe trên đường nhựa, để khắc phục nhược điểm này có thể thay lốp xe thành lốp 700C, 27inch hoặc 29 inch điều này làm tăng hiệu suất khi đạp xe trên đường nhựa. 

Xe đạp leo núi có 2 loại:

Thứ nhất là bánh, nó có đường kính thường khoảng 650, 700. Dòng này đường kính nó thường không làm nhỏ vì đường gồ ghề nếu gặp đá to loại lốp cỡ lớn đường kính nhỏ sẻ rất khó khăn để vượt qua. Cấu tạo lốp thì thường loại, nhiều gai, gai to. Để độ bám tốt với dốc và địa hình.

Thứ hai là phuộc ( giảm sóc, ống nhún) loại này có phuộc trước và sau. Nhằm để giảm sóc khi đi đường gồ ghề, tránh chấn động mạnh đến người đi xe. Với lại ai biết cách đi thì phuộc cũng tạo thành lực để vượt chướng ngại vật. Loại xe này anh em dùng đi phượt cũng được nếu khóa phuộc sau và thay loại vỏ bớt gai đi là được, còn thể dục thì ngon rồi.

Touring Bike: Xe này là của anh em ta này. Dòng này chắc cấu tạo giản đơn nhất. Dáng thì trông cũng hơi thể thao tí, có nhiều loại trông bình thường như mấy chiếc phượng hoàng cổ điển ngày xưa. Loại này thường chỉ có phuộc trước, không màu mè hoa lá lắm. Vì sinh ra không phải để đi đường địa hình, gồ ghề, nên cái phuộc không quan trọng lắm, nhiều chiếc còn không có phuộc. Nó cấu tạo làm sao cho người đi lợi về sức. Lốp xe thì cỡ vừa hoặc nhỏ, ít gai. Vô lăng có thể cấu tạo nhiều bậc. Loại này dùng để đi thể dục, đi làm, đi phượt đường trường.

Tham khảo các dòng xe đạp thể thao tại đây: http://dienmayhoanglong.vn/xe-dap-the-thao/